Chỉ số gan nhiễm mỡ là bao nhiêu? Chi tiết về chỉ số gan

Gan nhiễm mỡ

Chỉ số gan nhiễm mỡ là con số phản ánh sức khỏe của gan. Lượng mỡ vượt quá 5% tế bào gan chứng tỏ gan đang trong tình trạng suy yếu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng xung quanh căn bệnh gan nhiễm mỡ.

1. Gan nhiễm mỡ là gì?

Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo dư thừa trong tế bào gan. Gan là nơi tích tụ chất béo thường xuyên nhất vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo. Thông thường, gan có chứa một lượng mỡ nhất định, nhưng khi lượng mỡ tích tụ đạt hoặc vượt quá 5% tế bào gan thì gan sẽ không khỏe. Bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra khi chất béo dư thừa tích tụ trong gan do cơ thể không thể chuyển hóa nó đúng cách.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tích tụ mỡ thì tình trạng tổn thương và khả năng phục hồi của các tế bào gan sẽ khác nhau. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. [1] [3]

Gan nhiễm mỡ được chia thành hai loại:  [4]

  • Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu (AFLD): Người bệnh uống quá nhiều rượu gây tổn thương gan.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Bao gồm NAFL (chất béo tích tụ nhưng hầu như không gây viêm) và NASH (lượng mỡ dư thừa trong gan gây viêm và có thể tiến triển thành sẹo ở gan, dẫn đến xơ gan).

Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ xảy ra gan nhiễm mỡ cao hơn người bình thường. Tỷ lệ mỡ trong gan cao tuy không gây ra tác hại tức thời nhưng về lâu về dài nó có thể khiến gan bị tổn thương, dễ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng. [5]

Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo dư thừa trong tế bào gan

Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo dư thừa trong tế bào gan

2. Nguyên nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: [1] [2] [3]

Tăng lipid máu

Chất béo dư thừa vượt quá khả năng chuyển hóa của gan. Nguyên nhân gây tăng lipid máu bao gồm: 

  • Béo phì.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Tăng lipid máu di truyền.

Tổn thương tế bào gan

Tế bào gan suy yếu, gan không thể phân hủy hoặc xử lý chất béo tích tụ. Những nguyên nhân gây ra bất thường ở gan bao gồm: 

  • Đói.
  • Bệnh mãn tính.
  • Bệnh gan do rượu (nguyên nhân phổ biến nhất).
  • Suy dinh dưỡng.
  • Gan nhiễm mỡ cấp tính ở giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Hội chứng Reye.
  • Độc tố gan.
  • Tổn thương tế bào gan do thuốc.

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ có thể xuất phát từ tăng lipid máu hoặc tổn thương tế bào gan

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ có thể xuất phát từ tăng lipid máu hoặc tổn thương tế bào gan

3. Chỉ số gan nhiễm mỡ ở người bình thường

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý phổ biến ở các nước phát triển và là một trong những nguyên nhân gây xơ gan, suy gan và ung thư gan trên toàn thế giới. Có khoảng 25% dân số toàn cầu mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ (NAFLD) như sau: [1]

  • Từ 80% đến 90% ở người trưởng thành mắc bệnh béo phì.
  • 30% đến 50% ở những người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường.
  • 90% hoặc cao hơn ở bệnh nhân tăng lipid máu.
  • 3% đến 10% ở trẻ em.
  • 40% đến 70% ở trẻ béo phì. 
  • 46,4% ở những người nghiện rượu nặng tiêu thụ hơn 60 gam rượu mỗi ngày. 
  • 94,5% ở những người nghiện rượu nặng và béo phì.

Để biết mình có bị gan nhiễm mỡ hay không, mọi người nên đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Thông qua các chỉ số xét nghiệm gan, người bệnh có thể đọc kết quả xét nghiệm, so sánh với mức giá trị tiêu chuẩn để biết gan có khỏe mạnh hay không.

Các chỉ số để phán đoán tình trạng sức khỏe của gan bao gồm: ALT, AST, GGT, ALP,... Ở người có sức khỏe bình thường, chỉ số này nằm trong các khoảng giá trị sau: [6] [7] [8] [9]

Chỉ số AST

AST có chức năng chuyển hóa các axit amin, người khỏe mạnh sẽ có chỉ số AST <= 40 IU/L. Chỉ số AST có thể tăng cao bất thường do các nguyên nhân: Nhiễm virus, mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh viêm gan tự miễn, có khối u trong gan, suy gan hoặc có thể xảy ra ở một số trường hợp lạm dụng rượu bia. 

Chỉ số ALT

ALT là một enzym tại gan, đóng vai trò chuyển hóa protein để tạo ra năng lượng cho những tế bào gan. Khi gan bị tổn thương vì các nguyên nhân: Uống quá nhiều bia rượu, lạm dụng thuốc, dùng thuốc sai cách, nghiện ma túy, nhiễm virus viêm gan A, B, C, D,... ALT sẽ giải phóng vào máu, khiến chỉ số ALT tăng cao bất thường, là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan. Người khỏe mạnh thường có chỉ số ALT <= 45 IU/L.

Chỉ số GGT

Chỉ số GGT của người khỏe mạnh thường nằm trong khoảng từ 3 đến 60 IU/l. Chỉ số GGT tăng chứng tỏ người bệnh đang mắc phải các bệnh lý về gan. Trong một số trường hợp, chỉ số này có thể tăng lên gấp 10 lần.

Chỉ số ALP

Ở người khỏe mạnh, chỉ số ALP thường nằm trong khoảng 35 đến 115 IU/L. Khi giá trị ALP vượt quá ngưỡng này, người bệnh có thể mắc phải các bệnh lý về gan.

Nồng độ Albumin

Nồng độ albumin ở người khỏe mạnh sẽ nằm trong mức 35 đến 55 g/l. Albumin là một loại protein chống nhiễm trùng, nếu nồng độ Albumin giảm thì rất có thể lá gan đang bị tổn thương. 

Chỉ số Bilirubin

Quá trình phân hủy tế bào hồng cầu sẽ sản sinh ra Bilirubin, sau đó, Bilirubin sẽ qua gan và đào thải khỏi cơ thể qua phân. Chỉ số Bilirubin của người khỏe mạnh là: 

  • Chỉ số Bilirubin toàn phần nằm trong khoảng 0,2 – 1,0 mg/dl.
  • Chỉ số Bilirubin trực tiếp nằm trong khoảng 0 – 0,4 mg/dl.
  • Chỉ số Bilirubin gián tiếp nằm trong khoảng 0,1 – 1,0 mg/dl.

Chỉ số Bilirubin tăng cao là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan hoặc gan xuất hiện những khối u bất thường.

Chỉ số prothrombin (PT)

Khi thời gian máu đông đạt khoảng 12 giây ± 1 thì chứng tỏ cơ thể khỏe mạnh. Khi thời gian máu đông kéo dài hơn so với mức thời gian tiêu chuẩn thì có thể người bệnh đang bị tổn thương gan.

Cần nắm rõ các chỉ số gan nhiễm mỡ để biết lá gan có khỏe mạnh hay không

Cần nắm rõ các chỉ số gan nhiễm mỡ để biết lá gan có khỏe mạnh hay không

4. Yếu tố xác định chỉ số gan nhiễm mỡ cần đặc biệt lưu ý

Người bệnh có thể xác định mình có bị gan nhiễm mỡ hay không qua các xét nghiệm dưới đây: [6] [7] [8] [9]

Xác định chỉ số gan nhiễm mỡ qua Albumin

Xét nghiệm máu albumin là đo lượng albumin trong máu. Nồng độ albumin thấp có thể là dấu hiệu của bệnh gan, thận, nồng độ cao có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước .

Albumin là một loại protein do gan tạo ra, albumin đi vào máu giữ cho chất lỏng không bị rò rỉ ra khỏi mạch máu vào các mô khác. Albumin mang hormone, vitamin và enzyme đi khắp cơ thể. Nếu cơ thể không có đủ albumin, chất lỏng có thể rò rỉ ra khỏi máu và tích tụ trong phổi, bụng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm albumin để kiểm tra sức khỏe tổng thể và sức khỏe gan thận của người bệnh. Khi gan bị tổn thương thì gan sẽ không thể tạo ra đủ albumin. Khi thận bị tổn thương thận sẽ thải quá nhiều albumin ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Globulin miễn dịch

Xét nghiệm nhằm kiểm tra lượng kháng thể Globulin miễn dịch trong cơ thể. Kháng thể là các protein mà tế bào miễn dịch tạo ra để chống lại vi khuẩn, vi rút và những kẻ xâm lược có hại khác. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết hệ thống miễn dịch của người bệnh có xảy ra vấn đề hay không.

Khi lượng Globulin quá ít cơ thể có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Khi lượng Globulin quá nhiều thì cơ thể bị dị ứng hoặc hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Globulin miễn dịch được chia ra làm 4 loại: 

  • Globulin miễn dịch A: Kháng thể IgA xuất hiện trong màng nhầy của phổi, xoang, dạ dày và ruột. Kháng thể cũng có trong chất lỏng mà các màng này tạo ra, như nước bọt, nước mắt, máu.
  • Globulin miễn dịch G: IgG là loại kháng thể phổ biến nhất trong máu và các chất dịch cơ thể khác. Kháng thể này bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng bằng cách "ghi nhớ" những loại vi trùng mà cơ thể đã tiếp xúc trước đó. Khi vi trùng quay trở lại, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công chúng. Bác sĩ sẽ xét nghiệm IgG biết người bệnh có bị nhiễm một số loại vi khuẩn hoặc virus hay không.
  • Globulin miễn dịch M: Cơ thể tạo ra kháng thể IgM khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn mới hoặc vi trùng khác lần đầu tiên. Kháng thể là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng. Khi cơ thể cảm nhận thấy kẻ xâm lược, mức IgM sẽ tăng lên trong một thời gian ngắn. IgM sẽ bắt đầu giảm khi mức IgG tăng lên.
  • Globulin miễn dịch E: Cơ thể tạo ra kháng thể IgE khi phản ứng thái quá với các chất không gây hại như phấn hoa hoặc lông thú cưng. Bác sĩ sẽ đo mức IgE để kiểm tra dị ứng.

Transaminase

Xét nghiệm Transaminase bao gồm 2 chỉ số chính:

  • Chỉ số AST: Khi chỉ số AST cao thì người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh lý về gan.
  • Chỉ số ALT: Nồng độ ALT trong máu quá cao cảnh báo gan của người bệnh đang bị tổn thương.

Chỉ số men gan mật

  • Chỉ số ALP: Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm chỉ số này để biết gan có bị suy giảm chức năng hay không, mức độ tổn thương ra sao. Thông qua chỉ số ALP, bác sĩ có thể chẩn đoán các căn bệnh: Xơ gan, viêm gan, tắc ống dẫn mật, viêm túi mật.
  • Chỉ số GGT: Chỉ số GGT giúp đánh giá chính xác tổn thương ở gan và mật. Khi chỉ số GGT vượt ngưỡng bình thường chứng tỏ lá gan đang gặp vấn đề.

Prothrombin time (PT) giúp xác định chỉ số gan nhiễm mỡ

Đây là xét nghiệm đánh giá quá trình đông máu. Protrombin là một loại protein do gan sản xuất, là một trong các yếu tố giúp máu đông lại. Xét nghiệm Prothrombin time được thực hiện để kiểm tra bệnh gan và để sàng lọc những người đang chờ ghép gan.

Khi người bệnh bị gan nhiễm mỡ thì máu sẽ khó đông. Trường hợp gan bị tổn thương nặng, thiếu vitamin K, thời gian đông máu sẽ kéo dài hơn so với bình thường, gây nên tình trạng chảy máu quá mức.

Bilirubin

Xét nghiệm bilirubin được thực hiện để đo lượng bilirubin trong máu. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây ra các căn bệnh: Vàng da, thiếu máu, sỏi mật và các bệnh lý về gan.

Bilirubin là sắc tố màu vàng cam xuất hiện bình thường khi một phần tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Gan lấy bilirubin từ máu và thay đổi thành phần hóa học của nó để phần lớn bilirubin được đào thải ra khỏi cơ thể dưới dạng phân. Nồng độ bilirubin cao hơn bình thường  là dấu hiệu cho thấy các tế bào hồng cầu bị phá vỡ với tốc độ bất thường hoặc gan không phân hủy chất thải đúng cách.

Bác sĩ có thể đo lượng bilirubin qua máu hoặc nước tiểu. Khi nước tiểu dương tính với bilirubin thì bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để đo bilirubin chuẩn xác. Y tá hoặc kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ lấy máu qua một cây kim nhỏ đưa vào tĩnh mạch ở cánh tay. Sau đó, máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Nếu bệnh nhân sợ kim đâm bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm bilirubin không xâm lấn. Bác sĩ sẽ đặt một thiết bị vào ngực hoặc đầu của bệnh nhân, thiết bị sẽ gửi một tia sáng nhanh qua da để đo nồng độ bilirubin. Người bệnh nên tránh ăn hoặc uống trong 4 giờ trước khi thử nghiệm. Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh ngừng dùng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm vì chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Bác sĩ cần xét nghiệm nhiều chỉ số để xác định bệnh nhân có bị gan nhiễm mỡ hay không

Bác sĩ cần xét nghiệm nhiều chỉ số để xác định bệnh nhân có bị gan nhiễm mỡ hay không

5. Cách duy trì chỉ số gan nhiễm mỡ bình thường

Để duy trì chỉ số gan nhiễm mỡ bình thường, cần nghiêm chỉnh thực hiện các phương pháp sau: [1] [4] [5]

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh cần xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống cân bằng bằng cách:

  • Hạn chế ăn muối, đường, dầu.
  • Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu protein, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả.
  • Tích cực sử dụng các loại đậu.
  • Chuyển sang dùng dầu ô liu.
  • Tiêu thụ trái cây, các loại hạt giữa các bữa ăn để hạn chế cơn đói. 

Người bệnh nên ăn nhiều rau củ và hoa quả

Người bệnh nên ăn nhiều rau củ và hoa quả

Luyện tập thể dục đều đặn

Người bệnh nên tập thể dục ít nhất 150 phút một tuần để duy trì cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Việc giảm 10% trọng lượng cơ thể qua chế độ giảm cân an toàn như cải thiện chế độ ăn uống, vận động có thể làm giảm mỡ gan, viêm gan, giảm sẹo ở gan.

Cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc

Một số loại thuốc điều trị mỡ máu có thể có tác dụng phụ lên gan, ví dụ như uống paracetamol quá liều có thể gây tổn thương gan. Paracetamol là thành phần của rất nhiều loại thuốc khác nhau, trong đó có thuốc cảm, thuốc giảm đau có kê đơn. Một số loại thuốc có thể gây hại cho gan nếu uống chung với rượu hoặc kết hợp với các loại thuốc khác. Chính vì thế người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo dùng thuốc an toàn.

Kiểm tra chức năng gan thường xuyên

Nhiều bệnh lý về gan không có triệu chứng rõ rệt, chính vì thế mọi người nên kiểm tra chức năng gan thường xuyên để sớm phát hiện ra bệnh. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm sẽ hạn chế biến chứng của bệnh lý xuống thấp nhất. 

Nên kiểm tra chức năng gan thường xuyên

Nên kiểm tra chức năng gan thường xuyên

6. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz để tăng sức khỏe của gan

Những người có chỉ số men gan cao nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng bảo vệ gan để tăng cường sức khỏe cho gan. Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm được sản xuất bởi công ty Dược Hậu Giang, các sản phẩm này đã được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường. 

Sản phẩm bảo vệ gan TPBVSK NATURENZ

TPBVSK NATURENZ là sản phẩm dành cho những người bị tăng men gan, viêm gan, bị bệnh gan do uống bia rượu hoặc làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại. Chỉ cần uống 1 viên x 3 lần/ ngày sau bữa ăn, người bệnh có thể hạ men gan, đẩy lùi các dấu hiệu bệnh gan như: Vàng da, đắng miệng, khó tiêu, đau tức sườn phải, ăn ngủ kém. 

Sản phẩm có tác dụng bổ gan, mát gan, nhuận tràng. Liệu trình sử dụng thích hợp nhất là sử dụng 1 tháng, ngưng 1 tuần, sử dụng tiếp tối thiểu 12 tuần. 

TPBVSK NATURENZ có tác dụng bổ gan và nhuận tràng

TPBVSK NATURENZ có tác dụng bổ gan và nhuận tràng

Sản phẩm bảo vệ gan TPBVSK NATURENZ GOLD

TPBVSK NATURENZ GOLD là sản phẩm hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm gan, hỗ trợ giải độc gan, giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan. Đây là sản phẩm thích hợp cho người bị men gan cao, viêm gan, xơ gan, suy giảm chức năng gan, hay uống rượu bia.

Sản phẩm được chiết xuất từ các loại dược liệu quý như: Nấm linh chi, hà thủ ô đỏ, hoa Marigold, núc nác, đan sâm, nấm sò, hoài sơn. Người lớn nên dùng 2 viên x 2 lần/ ngày, tối thiểu 1 tháng để đạt hiệu quả như mong muốn.

TPBVSK NATURENZ GOLD là sản phẩm bảo vệ gan

TPBVSK NATURENZ GOLD là sản phẩm bảo vệ gan

Sản phẩm bảo vệ gan TPBVSK NATURENZ LB

TPBVSK NATURENZ LB là thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ mắc các căn bệnh về gan, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Sản phẩm giúp người dùng giải độc gan, hạ men gan, bảo vệ và phục hồi tế bào gan.

Đặc biệt, sản phẩm được bổ sung thêm nội tiết tố nữ từ thực vật - Isoflavon nên có thể người dùng phục hồi và duy trì làn da căng sáng, mịn màng, làm chậm quá trình lão hóa da. Phụ nữ có làn da bị nám, nổi mụn, sần sùi do các bệnh lý về gan hoàn toàn có thể cải thiện làn da sau khi sử dụng sản phẩm. Người dùng nên uống Naturenz LB cap sau bữa ăn, 1 viên x 3 lần/ ngày để thu về hiệu quả cao nhất.

TPBVSK NATURENZ LB là thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ mắc các căn bệnh về gan

TPBVSK NATURENZ LB là thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ mắc các căn bệnh về gan

Đọc hiểu các chỉ số gan nhiễm mỡ sẽ giúp người bệnh dễ dàng nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình khi đi khám sức khỏe định kỳ. Để duy trì lá gan khỏe mạnh, mọi người nên ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, hạn chế sử dụng rượu bia, tiếp xúc với hóa chất độc hại. Việc sử dụng thực phẩm chức năng thường xuyên sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe cho gan, hạn chế các bệnh lý về gan. 

 

Nguồn tham khảo: 

1. Fatty Liver Symptoms, Grade, Causes, Complications, Prevention: https://www.pacehospital.com/fatty-liver-symptoms-grade-causes-complications-risk-factors (Ngày truy cập: 22/06/2024).

2. What is Fatty Liver? https://www.news-medical.net/health/What-is-Fatty-Liver.aspx (Ngày truy cập: 22/06/2024).

3. What is Fatty Liver? 4 Things Patients Should Know: https://www.msdmanuals.com/en-jp/home/news/editorial/2024/05/02/13/43/what-is-fatty-liver (Ngày truy cập: 22/06/2024).

4. What is Grade 1 Fatty Liver & How to Reverse It: https://www.sitarambhartia.org/blog/internal-medicine/what-is-grade-1-fatty-liver/ (Ngày truy cập: 22/06/2024).

5. Fatty Liver Disease: https://www.liver.ca/patients-caregivers/liver-diseases/fatty-liver-disease/ (Ngày truy cập: 22/06/2024).

6. Albumin Blood Test: https://medlineplus.gov/lab-tests/albumin-blood-test/ (Ngày truy cập: 22/06/2024).

7. What Is an Immunoglobulin Test? https://webmd.com/a-to-z-guides/immunoglobulin-test (Ngày truy cập: 22/06/2024).

8. Prothrombin time test: https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/prothrombin-time/about/pac-20384661 (Ngày truy cập: 22/06/2024).

9. Bilirubin Test: What You Need to Know: https://www.webmd.com/a-to-z-guides/bilirubin-test (Ngày truy cập: 22/06/2024).

10. Các sản phẩm của DHG: https://www.dhgpharma.com.vn/vi/tieu-hoa-gan-mat/search?keyword=naturenz&option=com_virtuemart&page=shop.browse&search=true&view=category&limitstart=0 (Ngày truy cập: 22/06/2024).

Chia sẻ: chat zalo

Các bài viết khác
chat Facebook