Men gan cao
Men gan là một phần quan trọng, tham gia vào những quá trình chuyển hóa những chất quan trọng cho cơ thể. Nếu chẳng may men gan bị rối loạn, cần sớm nhận biết nguyên nhân gây ra triệu chứng của men gan cao để điều trị kịp thời.
Tuy có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến triệu chứng của men gan cao, nhưng nguyên nhân chính thường là gan đã tổn thương, đầu tiên là viêm gan. Mức độ gan viêm nhiễm càng cao, nồng độ của men gan càng tăng. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có những trường hợp bị viêm gan nặng nhưng nồng độ men gan trong máu tăng không đáng kể. Số ít trường hợp khác dù bị tăng men gan, nhưng lại không có dấu hiệu viêm nhiễm.
Nhiều nguyên nhân có thể gây men tăng cao
Cụ thể hơn, nồng độ men gan có thể tăng do một số nguyên nhân tại gan và ngoài gan như sau:
- Viêm gan cấp: có thể khiến men gan tăng rất cao, tăng gấp 7-8 lần trở lên. Đối với trường hợp viêm gan cấp tính do siêu vi, nồng độ men gan có thể tăng gấp 10 – 20 lần.
- Viêm gan mạn tính ở giai đoạn hoạt động, viêm gan dẫn đến xơ gan, ung thư gan cũng có thể khiến men gan tăng cao.
- Uống quá nhiều rượu bia hay các loại thức uống có cồn: Đối với các trường hợp này, chỉ số AST thường tăng 2-10 lần, còn ALT chỉ tăng ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Tắc đường mật do giun, sỏi, dẫn đến viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp; hoặc một số bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu,... khi trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan. Những trường hợp này thường khiến đường dẫn mật phù nề, tắc nghẽn làm cho dịch mật khó lưu thông. Từ đó, men gan gia tăng vì tế bào gan bị tác động.
- Dùng một số loại thuốc không tốt cho gan, thậm chí có thể gây ngộ độc gan, chẳng hạn như một số thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifampicin…), thuốc thuộc nhóm fluoroquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…).
- Ngoài ra, nhiều bệnh mạn tính khác hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, vận động quá mạnh cũng có thể làm ảnh hưởng đến men gan.
Xem thêm: Bệnh nhân mắc men gan cao nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?
Nếu bạn phát hiện được nồng độ men gan trong máu tăng cao, đặc biệt là tăng gấp đôi chỉ số bình thường (trên 40U/l), bạn cần đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ sớm phát hiện nguyên nhân. Sau đó, hãy làm theo lời chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh đúng cách.
Trong trường hợp bạn phát hiện men gan tăng cao khi đang sử dụng một loại thuốc nào đó, hãy sớm báo cho bác sĩ để được theo dõi và ngăn ngừa bệnh kịp thời.
Cần xét nghiệm để sớm phát hiện men gan tăng cao
Bên cạnh việc thăm khám, bạn có thể phòng ngừa bệnh thông qua cách sinh hoạt hằng ngày:
- Cần kiêng rượu bia, các loại thức uống chứa cồn, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh về gan (viêm gan cấp, mạn hoặc người lành mang virus viêm gan), mật (sỏi mật, giun chui ống mật, viêm đường dẫn mật) hoặc đã từng bị sốt rét.
- Không nên hút thuốc lá, thuốc lào.
- Trong chế độ ăn uống, nên hạn chế ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ.
- Vận động cơ thể nhẹ nhàng, trừ bệnh nhân bị viêm gan cấp tính.
Gan đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, vì nó ngăn ngừa nhiễm trùng, làm sạch máu, tiêu hóa thức ăn và dự trữ năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần phải đặc biệt chú ý các triệu chứng của men gan cao, để bảo vệ lá gan khỏe mạnh và ngừa bệnh kịp thời.
Xem thêm: Cách kiểm soát chỉ số men gan cao: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Tags: