Nước tiểu sẫm màu nói gì về sức khỏe của bạn? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Các bệnh gan khác

Nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu bất thường về sức khỏe bị nhiều người bỏ qua. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những màu sắc bất thường của nước tiểu, bệnh lý tương ứng và phương pháp điều trị thích hợp.

Nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu bất thường về sức khỏe bị nhiều người bỏ qua. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những màu sắc bất thường của nước tiểu, bệnh lý tương ứng và phương pháp điều trị thích hợp.

1. Nước tiểu có những màu nào?

Nước tiểu có thể có nhiều màu sắc khác nhau, tùy theo sức khỏe của từng người:

Nước tiểu trong suốt và không màu

Khi uống nhiều hơn 2 lít nước/ ngày, nước tiểu sẽ trong suốt, không màu, tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Nếu uống ít nước mà nước tiểu không màu thì đây là biểu hiện của bệnh đái tháo nhạt. [1] [2]

Nước tiểu trong suốt khi cơ thể uống nhiều hơn 2 lít nước/ ngày

Nước tiểu trong suốt khi cơ thể uống nhiều hơn 2 lít nước/ ngày

Nước tiểu màu vàng

  • Vàng nhạt: Màu nước tiểu thường gặp, chứng tỏ cơ thể khỏe mạnh.
  • Vàng đậm: Nước tiểu màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể cần bổ sung nước. Khi nước tiểu ngả sang màu nâu vàng hoặc màu hổ phách thì khả năng mất nước càng cao.
  • Vàng chanh: Báo hiệu cơ thể mất nước hoặc sử dụng nhiều vitamin B2. [1] [2]

Nước tiểu màu vàng là hiện trạng thường gặp nhất

Nước tiểu màu vàng là hiện trạng thường gặp nhất

Xem thêm: Tổng hợp các loại bệnh về gan phổ biến mà bạn cần lưu ý

Nước tiểu màu cam

Nước tiểu màu cam thể hiện cơ thể bị thiếu nước trầm trọng hoặc đang sử dụng các loại thuốc trị táo bón, thuốc hóa trị ung thư. Nếu nước tiểu màu cam đi kèm phân nhạt màu thì đây là dấu hiệu của các căn bệnh liên quan đến gan hoặc ống mật. [1] [2]

Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ

  • Cơ thể nhiễm bệnh: Các căn bệnh như nhiễm khuẩn, ung thư đường tiết niệu, tăng sinh tuyến tiền liệt, sỏi thận,…
  • Thực phẩm: Ăn các loại thực phẩm như củ cải đường, quả mâm xôi,… có thể khiến nước tiểu có màu hồng đỏ.
  • Thuốc: Sử dụng thuốc điều trị bệnh lao rifampin, thuốc giảm đau đường tiết niệu, thuốc táo bón chứa senna làm nước tiểu đổi màu. [1] [2]

Nước tiểu có màu xanh

  • Các loại thuốc: Sử dụng thuốc trị trầm cảm amitriptyline, thuốc điều trị loét và trào ngược dạ dày cimetidine, thuốc giảm các triệu chứng viêm khớp indomethacin khiến nước tiểu đổi màu.
  • Bệnh lý: Người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh tăng canxi máu lành tính hiếm sẽ có nước tiểu màu xanh. [1] [2]

Nước tiểu có màu nâu đen hoặc nâu sẫm

  • Thực phẩm: Nước tiểu có màu nâu do ăn nhiều đậu fava, rau đại hoàng hoặc lô hội.
  • Các loại thuốc: Khi dùng thuốc trị táo bón chứa senna, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị động kinh phenytoin, thuốc làm giảm cholesterol nước tiểu sẽ đổi màu.
  • Bệnh lý: Nước tiểu màu nâu đen có thể là dấu hiệu của rối loạn gan thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Vấn đề liên quan đến sức khỏe: Bị chấn thương cơ do tập thể dục cường độ mạnh. [1] [2]

Nước tiểu có màu tím hoặc đen

Đây là trường hợp hiếm gặp, nước tiểu màu tím xảy ra khi người bệnh có ống thông tiểu, nước tiểu chứa vi khuẩn indirubin. Nước tiểu màu đen là dấu hiệu của tình trạng di truyền hiếm gặp alkaptonuria hoặc cơ thể không phân hủy một số protein. [1] [2]

Nước tiểu có nhiều màu sắc khác nhau

Nước tiểu có nhiều màu sắc khác nhau

2. Nước tiểu sẫm màu và báo động về sức khỏe

Nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu bất thường về sức khỏe, có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: 

Bệnh sỏi thận

Khi đi tiểu tiện, những viên sỏi nhỏ có thể được đào thải cùng nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Sỏi cọ xát với ống dẫn nước tiểu gây chảy máu, khiến nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo. Bên cạnh hiện tượng nước tiểu đục, sẫm màu hoặc có màu thì người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: đau hoặc rát khi đi tiểu, đau hoặc áp lực ở bụng, thường xuyên muốn đi tiểu,… Tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn nam giới. [2]

Viêm đường tiết niệu

Nước tiểu sẫm màu và đau lưng nặng là dấu hiệu của căn bệnh sỏi thận hoặc viêm đường tiết niệu. Khi tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu kéo dài, không được điều trị kịp thời thì sẽ tiến triển thành viêm nhiễm.

Nước tiểu sẫm màu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu

Nước tiểu sẫm màu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu

Xem thêm: Cách tự kiểm tra xem gan có khỏe mạnh không

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu nước

Nước tiểu sẫm màu có thể là dấu hiệu của việc mất nước. Ngoài nước tiểu, mất nước còn có các triệu chứng như: Khô miệng, khát nước, táo bón, khó nuốt thức ăn khô, chóng mặt, mệt mỏi,… [2] [3]

Màu của thực phẩm hoặc nước uống

Một số loại thức ăn và đồ uống có thể gây đổi màu nước tiểu. Củ cải đường và quả mâm xôi sẽ làm nước tiểu có màu đỏ, đại hoàng khiến nước tiểu có màu nâu sẫm. Chỉ cần dừng ăn hoặc uống các loại thực phẩm này thì nước tiểu sẽ trở lại bình thường. [2]

Dấu hiệu tán huyết

Các tế bào hồng cầu phát triển trong tủy xương, khi cơ thể vô tình phá hủy quá nhiều tế bào hồng cầu sẽ dẫn tới bệnh lý thiếu máu tán huyết. Ngoài nước tiểu sẫm màu, bệnh nhân tán huyết còn xuất hiện các triệu chứng như: Mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh, da nhợt nhạt, đau đầu, vàng da và mắt. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây ớn lạnh, sốt, đau lưng và đau bụng. [2]

Viêm gan

Trong giai đoạn đầu viêm gan, cơ thể ít xuất hiện triệu chứng khác thường nên bị nhiều người bỏ qua. Bên cạnh nước tiểu sẫm màu, viêm gan còn có các triệu chứng như: Mệt mỏi, đau cơ bắp, đau khớp, sốt, buồn nôn hoặc kém ăn, đau bụng, ngứa da, vàng da. [2]

Nước tiểu sẫm màu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan

Nước tiểu sẫm màu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan

3. Triệu chứng đi kèm nước tiểu sậm màu bạn nên lưu ý

Nếu nước tiểu sẫm màu đi kèm với các triệu chứng dưới đây thì nguy cơ mắc bệnh rất cao:

Nước tiểu nổi bọt

Nước tiểu có nhiều bọt, bọt lâu tan là dấu hiệu chức năng thận suy giảm. Nếu không kịp thời điều trị người bệnh có thể bị suy thận.

Nước tiểu hòa cùng máu

Các tế bào ống thận bị thiếu oxy quá lâu, bị đầu độc bởi các độc tố, vi khuẩn,… khiến từng mảng tế bào ống thận bị sưng phồng hoặc chết đi. Chúng bong ra từng mảng làm nước tiểu hòa thẳng vào máu, khiến nước tiểu có màu đỏ.

Bị buốt khi đi tiểu

Tiểu buốt là triệu chứng đau đớn, nóng rát, khó chịu khi đi tiểu, cơn đau có thể bắt nguồn từ bàng quang, đáy chậu hoặc niệu đạo. Những nguyên nhân gây ra tiểu buốt ở nữ giới là: Viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo do nấm, bệnh lậu, táo bón, mãn kinh, đái tháo đường, nhịn tiểu, sỏi thận,… Nguyên nhân gây ra tiểu buốt ở nam giới là: Viêm niệu đạo, viêm bể thận, viêm tuyến tiền liệt, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi hệ tiết niệu, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh lậu,…

Nước tiểu có mùi tanh hôi

Nước tiểu bốc mùi tanh hôi là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh. Các căn bệnh này bao gồm: Viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận, bệnh gan, viêm bàng quang,… Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường ở nước tiểu người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời. 

Nước tiểu có cặn

Nước tiểu có cặn có thể dấu hiệu của các căn bệnh nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu phosphate, tiểu dưỡng chấp. Ngoài ra, người có khả năng dung nạp thực phẩm kém, đang sử dụng thuốc cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Nước tiểu có mùi ngọt

Nước tiểu có mùi ngọt do lượng đường trong máu tăng, khát nước, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm toan ceton do đái tháo đường,… Chính vì vậy, mọi người phải cẩn trọng khi phát hiện ra dấu hiệu này.

Cần thận trọng khi nước tiểu có mùi ngọt

Cần thận trọng khi nước tiểu có mùi ngọt

Xem thêm: Dấu hiệu suy gan: Chi tiết về phân loại, nguyên nhân và cách điều trị

4. Cần làm gì khi nước tiểu sẫm màu?

Khi phát hiện ra nước tiểu sẫm màu, bạn nên sử dụng các biện pháp sau:

Uống nước

Cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng nước tiểu sẫm màu. Chính vì thế, khi phát hiện nước tiểu có màu đậm mọi người nên tăng cường uống thuốc xem hiện tượng này có thuyên giảm hay không. 

Thăm khám bác sĩ

Nếu uống nước không làm hiện trạng thay đổi hay nước tiểu có các màu sắc bất thường như đỏ, xanh, cam thì người bệnh nên đến trung tâm y tế uy tín để thăm khám và chữa bệnh. Nếu nguyên nhân đến từ bệnh lý người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. 

Để phòng tránh các bệnh lý liên quan đến nước tiểu sẫm màu, mọi người cần sinh hoạt hợp lý, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giữ vệ sinh sạch sẽ. Những người gan yếu, thường xuyên uống nhiều bia rượu nên sử dụng thực phẩm chức năng để bồi bổ sức khỏe.

  • TPBVSK NATURENZ: Sản phẩm chứa Kollidon Cl-M, natri benzoat, aerosil, magnesi stearat, tinh bột mì có tác dụng hạ men gan, bồi bổ và làm mát gan. Những người gan yếu có thể uống 1 viên x 3 lần/ ngày sau bữa ăn theo chu trình 1 tháng – ngưng 1 tuần – 3 tháng. [4]
  • TPBVSK NATURENZ GOLD: Sản phẩm chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như: Nấm linh chi, hà thủ ô đỏ, hoa Marigold, núc nác, đan sâm, nấm sò, hoài sơn,… nên an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm gan, hỗ trợ giải độc gan, giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan. Người dùng cần uống 2 viên x 2 lần/ ngày, trước hoặc sau bữa ăn. [4]
  • TPBVSK NATURENZ LB: Sản phẩm chứa Naturenz fort (Protease (papain, chymopapain), peroxidase, beta-caroten, l-cystin, methionin, bột tỏi), Isoflavon,… có tác dụng giải độc gan, hạ men gan, bảo vệ và phục hồi tế bào gan. Người dùng cần uống 1 viên x 3 lần/ ngày để giữ gan khỏe mạnh. [4]

naturenz gold 

Sản phẩm từ DHG giúp giải độc và bảo vệ gan

Các sản phẩm này được được sản xuất bởi công ty Dược Hậu Giang – công ty sản xuất thuốc hàng đầu Việt Nam. Dây chuyền sản xuất của công ty đạt chứng nhận WHO – GMP/GLP/GSP nên đảm bảo an toàn và chất lượng.

Nước tiểu sẫm màu là hiện trạng có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Khi nước tiểu có màu sắc bất thường, kèm theo các dấu hiệu lạ như tiểu buốt, mùi tanh hôi,… thì nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

 

Nguồn tham khảo:

1. Urine color: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urine-color/symptoms-causes/syc-20367333 (Ngày truy cập: 03/06/2024).

2.What causes dark urine? https://www.medicalnewstoday.com/articles/324469#hemolytic-anemia (Ngày truy cập: 03/06/2024).

3.Why Is My Urine Dark? https://www.healthline.com/health/dark-urine#outside-factors (Ngày truy cập: 03/06/2024).

4.Các sản phẩm của DHG: https://www.dhgpharma.com.vn/vi/tieu-hoa-gan-mat/search?keyword=naturenz&option=com_virtuemart&page=shop.browse&search=true&view=category&limitstart=0 (Ngày truy cập: 03/06/2024).

Chia sẻ: chat zalo

Các bài viết khác
chat Facebook